Bố trí thoát hiểm thế nào để thoát nạn nhanh nhất khi cháy

Đăng lúc 10:49:37 17/10/2022

Thứ nhất, cửa chính luôn được thiết kế để mở ra ngoài, để có thể thoát nạn dễ dàng di chuyển nhanh khi sự cố xảy ra. Không nên sử dụng một số loại cửa khó đóng mở, làm khung kim loại kiên cố hoặc lắp phụ kiện tay khuỷu trợ lực, cánh tay tự động vì cần dùng nhiều sức, và giảm thời gian mở của thoát ra

Câu hỏi : Gia đình chúng tôi chuẩn bị xây nhà. Gần đây có nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra, khiến tôi quan tâm đến vấn đề thoát hiểm nhà ở, xin được tư vấn

Tư vấn : Theo pháp luật hiện nay, nhà ở dân sinh dưới 5 tầng không cần có yêu cầu thiết kế về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Do đó sẽ phát sinh tâm lý chủ quan về hoả hoạn của người dân.

Tuy nhiên, tất cả mọi người chúng ta đều nên trang bị đầy đủ kiến thức phòng chống cháy nổ và thoát hiểm khi sự cố hoả hoạn xảy ra.

Đối với một số công trình dân sinh dưới 5 tầng, đặc biệt dạng nhà thiết kế kiểu ống chỉ có một mặt thoáng. Nghĩa là chỉ có duy nhất một lối di chuyển vào - ra cho công trình, cần lưu ý những điểm sau:

Thứ nhất : Cửa chính luôn được thiết kế để mở ra ngoài, để có thể thoát nạn dễ dàng di chuyển nhanh khi sự cố xảy ra. Không nên sử dụng một số loại cửa khó đóng mở, làm khung kim loại kiên cố hoặc lắp phụ kiện tay khuỷu trợ lực, cánh tay tự động vì cần dùng nhiều sức, và giảm thời gian mở của thoát ra

Thứ hai : Thiết kế cửa đi lại cần thuận tiện cho việc đóng mở, ưu tiên sử dụng môt số loại chốt hãm, không dùng chìa mới mở được

Thứ ba : Tại vị trí cửa sổ, ban công hay lô gia nên trang bị các hệ thống thang dây, đặt ở những nơi thuận lợi dễ nhìn thấy và thuận tiện sử dụng. Trang bị mặt nạ phòng chống khói độc ở các vị trí khác nhau trong nhà. Với một số vị trí quan trọng như cửa chính, cửa sổ... Có thể trang bị thêm các dụng cụ hỗ trợ như búa phòng cháy

Thứ tư : Vị trí ban công, chuồng cọp nhất thiết phải thiết kế có cửa mở ( tuyệt đối không được hàn kín) để có thể thoát nạn khi cần thiết. Trên ban công các tầng cần đặt thêm các hệ thống thang cứng hoặc thang dây thoát hiểm. Để có thể dễ dàng di chuyển sang các công trình lân cận khi có hoả hoạn

Ngoài ra : Cần đảm bảo cho tất cả thành viên trong gia đình nắm bắt được những lối di chuyển thoát hiểm và các thiết bị chữa cháy, Dụng cụ hỗ trợ và cách sử dụng khi có hoả hoạn. Đặc biệt có phương án cho người già trẻ nhỏ và người khuyết tật.

Cần trang bị những kiến thức, phương tiện để có thoát hiểm nhanh nhất khi sự cố cháy xảy ra tại nhà.
Cần trang bị những kiến thức, phương tiện để có thoát hiểm nhanh nhất khi sự cố cháy xảy ra tại nhà.

Đối với một số căn nhà có nhiều hơn một mặt thoáng hoặc có diện tích lớn. Cố gắng làm thêm các cửa thoát hiểm phía sau hoặc bên hông nhà. Mỗi tầng nên thiết kế hai dường di chuyển thoát hiểm, một lối thoát hiểm theo hướng cầu thang. Một lối thoát hiểm nhanh qua cửa sổ, ban công hoặc logia.

Giếng trời cũng là khu vực hiệu quả cao cho việc giảm thiểu lượng khói khi xảy ra hỏa hoạn. Ngoài việc giảm  nhanh lượng khí độc trong nhà, giếng trời còn là một lối thoát hiểm dự phòng. Do đó, không nên bịt kín giếng trời. Nên sử dụng khung thép giữ an ninh nhưng sau đó lắp mái che có thể kéo tự động điều chỉnh đóng mở. Hoặc lắp kính cường lực lấy sáng nhưng cũng dễ dàng phá khi thoát nạn. Ngoài ra, có thể chuẩn bị thêm thang leo hoặc dây cáp tại khu vực này này, đề phòng trường hợp có cháy xảy ra.

Nếu có khả năng tài chính thì nên lắp các hệ thống báo cháy, báo khói tại một số khu vực nhà. Tại những vị trí tiềm ẩn có nguy cơ cao dẫn đến cháy nổ như tại bếp, nhà xe, kho chứa đồ cũ

Với các căn hộ chung cư nên có những trao đổi trước với các căn liền kề phía dưới hoặc phía trên. để có thể trang bị hệ thống thang cứng hoặc thang dây di chuyển qua lại khi có cháy nổ. Có thể liên kết thông qua việc bố trí một số miệng cửa thoát hiểm ngay phía dưới ban công mỗi căn hộ

Xem thêm : Báo giá thiết bị PCCC

                    Tủ PCCC 

                    Vòi chữa cháy

0907.101.288

Để lại tin nhắn cho chúng tôi